Trái phiếu chính phủ ngày càng khó bán
Theo Bộ Tài chính, sức mua trái phiếu chính phủ kể từ tháng 4-2012 trở lại đây có xu hướng giảm sút.
Cầu trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp ở mức thấp dù lợi suất trúng thầu đã tăng đáng kể trước lo ngại lãi suất có thể tăng trong ngắn hạn do hoạt động tín dụng được dự báo sẽ tăng.
Vào phiên đấu thầu tổ chức ngày 12-7-2012, theo Công tyChứng khoán Bảo Việt (BVSC), Chính phủ chỉ phát hành được 1.150 tỉ đồngtín phiếu, chỉ đạt 23% kế hoạch đề ra, trong khi lợi suất đều tăng: lợisuất trúng thầu của tín phiếu kỳ hạn 2 năm là 9,5% (tăng 0,61 điểm phầntrăm so với tháng trước), của kỳ hạn 3 năm là 9,75% (tăng 0,75 điểm phần trăm), và của kỳ hạn 5 năm là 9,9% (tăng 0,45 điểm phần trăm).
Thị trường thứ cấp trái phiếu chính phủ giao dịch trầm lắng. Giao dịch chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn ngắn đến 3 năm do cầu chỉtập trung ở phân khúc kỳ hạn này. Mặt bằng lãi suất thứ cấp gần đây tiếp tục giảm. Cụ thể, lãi suất giao dịch xoay quanh mức 8,95%/năm, 9,3%/năm và 9,6%/năm đối với các kỳ hạn 2, 3 và 5 năm.
Từ đầu tháng 7 đến nay, chỉ có 1.650 tỉ đồng trái phiếuchính phủ được phát hành, tương đương 16,5% kế hoạch đề ra. Bộ Tài chính đặt mục tiêu trong quí 3 sẽ phát hành 25.000 tỉ đồng và trước tìnhhình hiện nay, theo các chuyên gia của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn,mục tiêu này là một thách thức lớn. Hơn nữa, do doanh thu từ thuế dự kiến sẽ giảm do việc cắt giảm thuế được thông qua gần đây, vào đúng thờiđiểm chính phủ nới lỏng chính sách, nhu cầu huy động vốn bằng cách pháthành tín phiếu có thể khiến mục tiêu này càng trở nên xa vời.
Theo các dữ liệu của BVSC, HNX (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội), Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, trong tháng 7, giao dịch giảm 42% trên thị trường thứ cấp. Do ảnh hưởng của thị trường sơ cấp, giao dịch trên thị trường thứ cấp khá thấp. Thanhkhoản trong 4 tuần tháng 7 chỉ đạt 8.900 tỉ đồng, tương đương 58% giao dịch tháng trước; trong đó, 39% là từ giao dịch trái phiếu kỳ hạn 1 năm.
Đường cong lợi suất trong tháng 7 tiếp tục dốc với kỳ ngắn hạn giảm mạnh nhất do lãi suất ngân hàng giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm giảm 0,51% xuống 8,99% trong khi lợi suất các trái phiếu các kỳ hạn 2 năm và 3 năm lần lượt giảm 0,25% và 0,2% xuống 9,2% và 9,3%. Trái phiếu các kỳ hạn 5 năm, 7 năm và 10 năm lần lượt giảm 0,15%, 0,2%, và 0,2%, xuống 9,5%, 9,7% và 9,7%.
Điều này trái ngược với diễn biến trong nửa sau của tháng 6, đường cong lợi suất đi lên rõ rệt do nhà đầu tư ồ ạt chốt lời trái phiếu nhằm đảm bảo mục tiêu cả năm trước lo ngại lãi suất tăng sau khi hoạt động tín dụng phục hồi. Các chuyên gia của BVSC khuyến cáo, “Dotình hình kinh tế vĩ mô đang có những cải thiện đáng kể và chính phủ tiếp tục nới lỏng chính sách, chúng tôi cho rằng lợi suất trái phiếu ngắn hạn sẽ giảm tiếp trong khi lợi suất trái phiếu trung và dài hạn vẫnổn định. Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp cung tăng gây áp lực lên giá trái phiếu do các ngân hàng tiếp tục thoái lui khỏi trái phiếu và chuyển sang các loại hình tài sản khác”.
Theo Hồng Phúc
TBKTSG
-
Lo vốn vẫn đổ vào bất động sản qua 'cửa sau'
-
Vay mua nhà trả góp năm 2018 cần những điều kiện gì?
-
Vay mua nhà trả góp cần những thủ tục gì?
- Cho vay kinh doanh BĐS tại nhiều ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao (12/04)
- Ngân hàng nào cho vay mua nhà, đất lãi suất thấp nhất trong tháng 4/2018? (09/04)
- Hùng Thanh cam kết bồi thường vụ cháy, cổ phiếu 577 dần phục hồi (04/04)
- Tín dụng BĐS: Ngân hàng không siết thêm nhưng sẽ giám sát chặt (02/04)
- Năm Bảy Bảy "bốc hơi" hơn 600 tỷ đồng sau vụ cháy chung cư Carina (29/03)
- Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung (28/03)
- Cổ phiếu NBB của chủ đầu tư chung cư Carina nằm sàn ngay sau vụ cháy (24/03)
- Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2% (07/03)
Tín dụng bất động sản: Không nên quá lo lắng!
Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng
Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2%
Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản?
Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung
NHNN siết vay vốn để ngăn bong bóng BĐS