Thứ Năm, 09/08/2012, 14:01
Những TTTM tiền tỷ "vắng như chùa Bà Đanh"
Dù được đầu tư tiền tỷ và chuyển đổi, nâng cấp lên chợ hiện đại, nhưng nhiều trung tâm thương mại (TTTM) tại Hà Nội lại rơi vào cảnh hoang lạnh, cửa đóng, then cài, vắng khách, ế ẩm.
Trải dài trên gần 3km vỉa hè đường Láng chợ tạm Ngã Tư Sở được dựng lên với những ki–ốt nối nhau cho các tiểu thương kinh doanh tạm. Nhưng trái với kỳ vọng, chợ được dựng lên rồi chỉ…để đấy.
Lác đác một vài ki-ốt mở cửa còn lại đều im ắng , cửa đóng then cài. Thay vào những sạp hàng, chợ được tận dụng để nuôi gà, trông giữ xe. Len trong những lối dẫn vào các ki-ốt tràn ngập rác, mùi xú uế.
Mọc lên trên nền chợ Ô Chợ Dừa cũ, nhìn vào TTTM OCD Plaza với 7 tầng và 1 tầng hầm nhiều người không khỏi giật mình tự hỏi đây là chợ hay khu giải trí. Án ngũ ngay trước chợ là quán Karaoke OCD club hoành tráng, bên trong cũng chỉ lèo tèo vài quầy hàng. Một người dân sống cạnh đây cho biết: “Tôi sống ở đây thì biết đó là chợ chứ người ngoài nhìn vào chỉ nhìn thấy quán karaoke chứ nào biết chợ hay TTTM nào. Bây giờ cũng chẳng có mấy ai vào đây mua sắm. Không có người mua thì làm sao còn người bán”.
Vốn được biết đến là những chợ lớn, nổi tiếng sầm uất chốn Hà Thành, chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da từ ngày được “lên đời” cũng rơi vào cảnh u ám, thưa thớt với một vài lượt khách thỉnh thoảng ghé qua. Những quầy hàng thực phẩm, quần áo si đa trước đây được bày bán trong chợ Hàng Da cũng được “lên đời” bằng những quầy hàng hiệu sang trọng, hào nhoáng. Nhiều cửa hàng treo biển giảm giá 30 – 50% nhưng khách vẫn vắng như chùa Bà Đanh. Nhiều quầy hàng sau một thời gian hoạt động cũng đóng cửa “rút lui”.
Nằm trong dự án chuyển đổi chợ Nghĩa Tân thành chợ - văn phòng và TTTM, chợ tạm được xây dựng tại số 131 Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy, Hà Nội) nhưng dù đã hoàn thành gần 3 năm nay chợ vẫn để hoang. Bên trong chợ những gian hàng được lợp tôn thông thoáng trải dài không một bóng người. Mặt ngoài chợ được nhiều người tận dụng căng lều bạt dựng lên những quán nhỏ buôn bán, kinh doanh.
Mới đây, khi UBND TP. Hà Nội đồng ý với đề xuất về việc tạm dừng triển khai công tác giải phóng mặt bằng chợ Nghĩa Tân nhiểu tiểu thương ở đây mừng ra mặt. Chị Thủy – Tiểu thương bán quần áo phấn khởi cho biết: “Bán hàng ở chợ quen mặt quen khách công việc kinh doanh cũng dễ dàng. Chuyển vào TTTM khách họ ngại đến những chỗ đấy lắm việc kinh doanh chẳng biết thế nào”.
Thời chợ “lên đời” TTTM thành chợ nhà kính vẫn chưa được định hình khi nhiều dự án chuyển đổi đến nay vẫn bị đình trệ. Nhưng trong những khu chợ tạm được coi là “bước đệm” cho sự vươn mình chuyển đổi ấy người ta vẫn chỉ thấy sự hoang lạnh cùng với sự kinh doanh lèo tèo, èo uột.
Lác đác một vài ki-ốt mở cửa còn lại đều im ắng , cửa đóng then cài. Thay vào những sạp hàng, chợ được tận dụng để nuôi gà, trông giữ xe. Len trong những lối dẫn vào các ki-ốt tràn ngập rác, mùi xú uế.
![]() |
Chợ tạm Ngã Tư Sở được dựng lên trên gần 3km vỉa hè đường Láng |
![]() |
Một vài cửa hàng duy trì hoạt động trong cả dãy ki ốt |
![]() |
Phần lớn bị bỏ hoang |
![]() |
Hoặc sử dụng để nuôi gà, trông giữ xe |
Mọc lên trên nền chợ Ô Chợ Dừa cũ, nhìn vào TTTM OCD Plaza với 7 tầng và 1 tầng hầm nhiều người không khỏi giật mình tự hỏi đây là chợ hay khu giải trí. Án ngũ ngay trước chợ là quán Karaoke OCD club hoành tráng, bên trong cũng chỉ lèo tèo vài quầy hàng. Một người dân sống cạnh đây cho biết: “Tôi sống ở đây thì biết đó là chợ chứ người ngoài nhìn vào chỉ nhìn thấy quán karaoke chứ nào biết chợ hay TTTM nào. Bây giờ cũng chẳng có mấy ai vào đây mua sắm. Không có người mua thì làm sao còn người bán”.
![]() |
TTTM Ô Chợ Dừa: Chợ hay khu giải trí? |
Vốn được biết đến là những chợ lớn, nổi tiếng sầm uất chốn Hà Thành, chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da từ ngày được “lên đời” cũng rơi vào cảnh u ám, thưa thớt với một vài lượt khách thỉnh thoảng ghé qua. Những quầy hàng thực phẩm, quần áo si đa trước đây được bày bán trong chợ Hàng Da cũng được “lên đời” bằng những quầy hàng hiệu sang trọng, hào nhoáng. Nhiều cửa hàng treo biển giảm giá 30 – 50% nhưng khách vẫn vắng như chùa Bà Đanh. Nhiều quầy hàng sau một thời gian hoạt động cũng đóng cửa “rút lui”.
Nằm trong dự án chuyển đổi chợ Nghĩa Tân thành chợ - văn phòng và TTTM, chợ tạm được xây dựng tại số 131 Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy, Hà Nội) nhưng dù đã hoàn thành gần 3 năm nay chợ vẫn để hoang. Bên trong chợ những gian hàng được lợp tôn thông thoáng trải dài không một bóng người. Mặt ngoài chợ được nhiều người tận dụng căng lều bạt dựng lên những quán nhỏ buôn bán, kinh doanh.
![]() |
Chợ tạm Nghĩa Tân vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” sau 3 năm hoàn thành |
![]() |
Hoang lạnh trong những khu chợ tạm |
![]() |
Mặt ngoài chợ tạm Ngĩa Tân được nhiều người tận dụng căng lều bạt dựng lên những quán nhỏ buôn bán, kinh doanh. |
Mới đây, khi UBND TP. Hà Nội đồng ý với đề xuất về việc tạm dừng triển khai công tác giải phóng mặt bằng chợ Nghĩa Tân nhiểu tiểu thương ở đây mừng ra mặt. Chị Thủy – Tiểu thương bán quần áo phấn khởi cho biết: “Bán hàng ở chợ quen mặt quen khách công việc kinh doanh cũng dễ dàng. Chuyển vào TTTM khách họ ngại đến những chỗ đấy lắm việc kinh doanh chẳng biết thế nào”.
Thời chợ “lên đời” TTTM thành chợ nhà kính vẫn chưa được định hình khi nhiều dự án chuyển đổi đến nay vẫn bị đình trệ. Nhưng trong những khu chợ tạm được coi là “bước đệm” cho sự vươn mình chuyển đổi ấy người ta vẫn chỉ thấy sự hoang lạnh cùng với sự kinh doanh lèo tèo, èo uột.
(Theo Vland)
Các tin tức khác trong mục Thị trường trong nước
-
Cơ hội cuối cùng sở hữu căn hộ 700 triệu ngay trạm dừng Metro số 1
-
Kiến nghị đầu tư cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa theo hình thức BOT
-
Bức tranh toàn cảnh "cơn sốt" đất nền quận 9, Tp.HCM
- Khám phá tòa chung cư có hệ thống PCCC hiện đại bậc nhất Hà Đông (24/04)
- Thâm nhập 'tâm bão' sốt đất Phú Quốc: 'Bom đất' có nổ? (24/04)
- Đồng Nai vẫn tấp nập phân lô bán nền, giá đất chỉ tăng không giảm (23/04)
- Thi công dự án chung cư khiến hàng loạt nhà dân bị lún, nứt (23/04)
- Dragon Fairy - Căn hộ Hometel được cấp sổ đỏ vĩnh viễn tại Nha Trang (23/04)
- Hấp lực mạnh của bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc (23/04)
- Hà Nội khởi công đường Vành đai 2 trên cao trị giá 9.400 tỷ đồng (23/04)
- Tp.HCM: Nhà siêu nhỏ được hét giá "trên trời" (23/04)
Thị Trường
Ngay từ đầu năm nay, các tổ chức tín dụng đã nhận chỉ đạo từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu phải tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh; hạn chế tập trung tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng… Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng phải giảm về mức 45% bắt đầu từ ngày 1/1/2018.
Đọc nhiều nhât
Vẫn dài cổ ngóng vốn vay nhà ở xã hội
Bất động sản tiếp tục có dòng chảy thanh khoản ấn tượng
Giá đất Cần Giờ tăng mạnh nhất Sài Gòn
Rao bán cắt lỗ căn hộ dịp Tết, giảm giá cả trăm triệu đồng
3 "chìa khóa" tạo sự phát triển mới cho thị trường địa ốc Tp.HCM
Khu Tây Sài Gòn: Nhà đầu tư “đón sóng” đất nền phân lô dịp giáp Tết