Thứ Ba, 18/09/2012, 09:15
Đề xuất ngừng tổ chức thí điểm hai tập đoàn thuộc ngành xây dựng
Hai tập đoàn đó là Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam (HUD) và Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC).
Theo đó, sau một thời gian được Chính phủ cho tiến hành thí điểm hoạt động, hai tập đoàn kinh tế trên đã bộc lộ yếu kém trong sản xuất kinh doanh và quản trị vốn, nhân lực, hiệu quả thu về không tương xứng với nguồn lực được Nhà nước giao.
Khi thành lập, Tập đoàn HUD được kỳ vọng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, khai thác lợi thế nhờ thế mạnh về vốn, kinh nghiệm phát triển nhà và đô thị, năng lực thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình, sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp thành viên vốn đều là những thương hiệu lớn trong ngành. Tuy nhiên, chính sự góp mặt đông đảo của các thương hiệu lớn lại đang là trở ngại cho chính mô hình này.
Tương tự, VNIC cũng được kỳ vọng là nơi quy tụ sức mạnh của các doanh nghiệp xây lắp hàng đầu Việt Nam, chế tạo cơ khí, đóng tàu phục vụ cho các dự án trong nước và xuất khẩu, làm tổng thầu EPC các dự án công nghiệp lớn. VNIC cũng đã xây dựng chiến lược trở thành tập đoàn công nghiệp, xây dựng mạnh ở khu vực và thế giới. Tuy vậy, sự gộp lại của 5 doanh nghiệp chỉ là phép cộng đơn thuần, không tạo thành phép nhân sức mạnh.
Khi đó, giới chuyên gia kinh tế cũng cảnh bảo về mối liên kết lỏng lẻo, thậm chí không đồng thuận, giữa các công ty mẹ, công ty con trong tập đoàn được thành lập bằng các quyết định hành chính. Thực tế hơn 2 năm hoạt động, những lo ngại này đã trở thành hiện thực. Kết thúc thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại VNIC, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm với số tiền phải xử lý lên tới hơn 10.676 tỷ đồng.
Trả lời báo giới về việc Bộ Xây dựng vừa có tờ trình về việc ngừng tổ chức thí điểm hai tập đoàn HUD và VNIC, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, việc này đang được Chính phủ xem xét theo đúng chủ trương sắp xếp, tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước.
Theo Hạnh Nguyên
KTĐT
Các tin tức khác trong mục Chính sách - Quản lý
-
Khánh Hòa bác đơn khiếu nại của chủ đầu tư dự án Nha Trang Sao
-
Kiểm tra đột xuất việc PCCC tại chung cư Hà Nội
-
Năm 2017, ngân sách nhà nước thu về khoảng 120.000 tỷ đồng từ thuế, phí nhà đất
- Kiểm tra công tác PCCC đối với công trình nhà ở cao trên 10 tầng (23/04)
- Đồng Nai: Kiểm tra, rà soát nạn phân lô bán nền đất nông nghiệp (23/04)
- Tỉnh Kiên Giang quyết thu hồi dự án chậm triển khai tại Phú Quốc (23/04)
- Sửa đổi quy định xử phạt hành vi lấn, chiếm đất (21/04)
- Bộ Xây dựng kiến nghị cho phép sử dụng đất lâu dài với condotel (21/04)
- Thủ tướng yêu cầu không xây chung cư cao tầng tại khu trung tâm (21/04)
- Thuế tài sản không ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà của người nghèo (21/04)
- Dân 'hoa mắt' khi làm thủ tục nhà đất (21/04)
Thị Trường
Ngay từ đầu năm nay, các tổ chức tín dụng đã nhận chỉ đạo từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu phải tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh; hạn chế tập trung tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng… Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng phải giảm về mức 45% bắt đầu từ ngày 1/1/2018.
Đọc nhiều nhât
Hà Nội lập đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm trong sử dụng nhà chung cư
Chuyển đổi mục đích gần 84ha đất trồng lúa ở Ninh Bình và Quảng Bình
Những trường hợp nhà, đất công sản sẽ bị thu hồi từ tháng 1/2018
Hà Nội kiến nghị cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay
Nghị định mới bắt buộc chung cư, khách sạn phải mua bảo hiểm cháy nổ
Đề xuất chung cư trên 20 tầng phải có bãi đỗ trực thăng phục vụ PCCC