Thông tư 21: 10 ngày thì mặc 10 ngày
Hoạt động kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng bị lơi lỏng trong một thời gian dài đã tạođiều kiện cho sự cho vay dễ dãi giữa các ngân hàng. Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến những vấn đề lớn mà hệ thống tài chính đang phải đốimặt như nợ xấu tăng cao. Thông tư 21 vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành là nhằm siết lại các quy định và đưa thị trường này trở lại với đúng ý nghĩa hỗ trợ thanh khoản của nó. Nhưng liệu Thông tư 21 có đủ sứclàm được việc này?
Một cái hay trong Thông tư là giờ đây các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro đối với tiền gửi tại ngân hàng khác,tương tự như các khoản cho vay. Điều này sẽ buộc họ phải cẩn trọng hơn khi cho vay để hạn chế nợ xấu.
Mặt khác, trước đây, một ngân hàng có thể vay với thờihạn tới 5 năm để bổ sung thêm vốn hoặc gia tăng mức độ sở hữu chéo bằngcách vay mượn dài hạn lẫn nhau. Nhưng với quy định về kỳ hạn giao dịch tối đa 1 năm của Thông tư 21, nhu cầu vay vốn dài hạn trên thị trường đãgiảm mạnh.
Một cái siết khác trong Thông tư 21 là muốn vay, ngân hàng buộc phải trả hết nợ cũ, nếu không sẽ không được giao dịch nữa. Thời gian quá hạn trả nợ cho phép tối đa chỉ 10 ngày.
Thế nhưng, quy định này dường như chưa đủ “độ chặt”, vì vẫn còn cách để các ngân hàng có thể vay mượn được nhiều hơn. Chẳng hạn như ngân hàng sẽ vay vốn từ ngân hàng khác để đáo hạn khoản nợ cũ trước ngày quá hạn thứ 10. Bởi lẽ, các hợp đồng vay do chính ngân hàng lập ra và thỏa thuận với nhau. Và nội dung cụ thể các điều khoản thì cácngân hàng tự chịu trách nhiệm, chứ Ngân hàng Nhà nước không theo dõi. Vì vậy, một ngân hàng cũng có thể có hồ sơ tín dụng xấu như một cá nhân.
Vẫn còn một rủi ro khác, đó là thông qua việc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng có thể tài trợ cho công ty sân sau của mình với lãi suất ưu đãi. Chẳng hạn, ngân hàng Aký hợp đồng cho vay với ngân hàng B. Sau đó ngân hàng B lại ưu tiên chovay (bằng nhiều hình thức như mua trái phiếu chẳng hạn) cho công ty C, vốn có quan hệ gần gũi với ngân hàng A. Công ty C lúc này được hưởng lãisuất thấp hơn lãi suất thị trường. Kết quả là dòng vốn sẽ đi lệch so với mục đích tốt đẹp ban đầu.Theo Nhịp cầu đầu tư
-
Vay mua nhà trả góp cần những thủ tục gì?
-
Cho vay kinh doanh BĐS tại nhiều ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao
-
Ngân hàng nào cho vay mua nhà, đất lãi suất thấp nhất trong tháng 4/2018?
- Hùng Thanh cam kết bồi thường vụ cháy, cổ phiếu 577 dần phục hồi (04/04)
- Tín dụng BĐS: Ngân hàng không siết thêm nhưng sẽ giám sát chặt (02/04)
- Năm Bảy Bảy "bốc hơi" hơn 600 tỷ đồng sau vụ cháy chung cư Carina (29/03)
- Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung (28/03)
- Cổ phiếu NBB của chủ đầu tư chung cư Carina nằm sàn ngay sau vụ cháy (24/03)
- Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2% (07/03)
- Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng (07/03)
- Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản? (01/03)
Tín dụng bất động sản: Không nên quá lo lắng!
Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng
Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2%
Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản?
NHNN siết vay vốn để ngăn bong bóng BĐS
Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung