Thứ Tư, 19/09/2012, 15:01
Phát triển nhà ở xã hội: Vẫn "mỏi mòn" chờ vốn
Việc triển khai các dự án nhà ở xã hội (NƠXH), nhà thu nhập thấp (TNT) trên địa bàn TP Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Các dự án chuẩn bị khởi công thì lui lại, dự án đang triển khai thì cầm chừng, tất cả các dự án đều ngóng trông vào vốn vay.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn DN BĐS “kiệt sức” như hiện nay thì dòng vốn cho NƠXH càng nên được chú trọng, tạo động lực để các DN “mặn mà” với loại hình nhà ở này.
Tuy nhiên đến thời điểm này mới có 2 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, đó là dự án CT1 Ngô Thì Nhậm (Q.Hà Đông) do VINACONEX Xuân Mai làm chủ đầu tư với 328 căn hộ và dự án tại KĐT Đặng Xá 1 (huyện Gia Lâm) do TCty VIGLACERA làm chủ đầu tư với 1 nghìn căn hộ. Đến quý I/2013, sẽ có thêm 1.504 căn hộ TNT được hoàn thành, trong đó 840 căn tại KĐT Sài Đồng, Long Biên và 864 căn tại KĐT Kiến Hưng, Hà Đông. Trong tháng 7 vừa qua, TCty VIGLACERA tiếp tục khởi công 1.500 căn hộ dự án nhà ở cho người TNT tại KĐT Đặng Xá 2… Còn lại các dự án nhà TNT khác đều trong giai đoạn “án binh bất động” chờ vốn.
Việc triển khai các dự án nhà ở cho CNLĐ còn trì trệ và khó khăn hơn do loại hình nhà cho thuê, khó thu hồi vốn, do không nhận được hỗ trợ, các DN càng không mặn mà. Theo mục tiêu của TP Hà Nội, trong giai đoạn 2011 - 2015 phát triển 28.750 căn hộ, tương đương 1,6 triệu m2 nhà ở cho CNLĐ, nhưng đến nay các nhà đầu tư mới đăng ký 536.306m2, chỉ đạt trên 30%. Giai đoạn khó khăn như hiện nay thì từ “đăng ký” đến triển khai dự án vẫn còn là chặng đường dài của các dự án. Trong khi đó nhu cầu nhà ở cho CNLĐ tại các KCN trên địa bàn còn rất lớn và bức xúc, cần sớm được giải quyết.
Mặc dù một số ngân hàng vừa đưa ra gói tín dụng hỗ trợ cho dự án NƠXH, nhưng theo phản ánh của các DN, không phải dễ dàng DN có thể vay được, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà “sức” của các DN đã “mệt”, trong khi ngân hàng lại xét các DN mạnh, có tài sản thế chấp.
Không chỉ có chủ đầu tư dự án, đối tượng mua nhà cũng khó tiếp cận nguồn vốn vì chưa có cơ chế, chính sách cụ thể trong việc vay vốn để mua nhà. Trong khi đó, các dự án xây dựng nhà ở TNT đều chưa được áp dụng thuế VAT bằng 0 nên giá thành của nhà TNT vẫn còn cao, giảm rất ít so với nhà ở thương mại hiện nay.
Tìm giải pháp phát triển NƠXH, ông Nguyễn Văn Khôi - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nôi cũng khẳng định: Để phát triển được NƠXH cần giải quyết được 2 vấn đề đó là tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính và tìm được nguồn tài chính thực hiện các dự án, phải làm rõ cơ chế, nguồn lực để triển khai các dự án.
Từ trước tới nay, các chương trình phát triển nhà ở của các địa phương đều đặt vấn đề dựa vào nguồn vốn từ thu tiền sử dụng đất, tuy nhiên theo ông Khôi, phát triển NƠXH không nên kỳ vọng nhiều vào nguồn vốn tiền sử dụng đất bởi các nghị định của Chính phủ đều cho phép tiền sử dụng đất được dùng cho nhiều việc, TP cũng phải cân đối nguồn thu này cho nhiều chương trình khác.
Hà Nội cũng đề xuất Bộ Xây dựng cần nghiên cứu cơ chế thực hiện triển NƠXH theo phương thức xã hội hóa, làm thế nào để huy động các DN, các thành phần kinh tế tham. Phương thức xã hội hóa phát triển NƠXH cần được bổ sung vào các quy định. “Để làm được phương thức này trước hết cần làm rõ cơ chế, ví dụ như trong dự án 10ha phát triển NƠXH thì có thể dành 2ha cho DN phát triển thương mại…”, ông Khôi nêu cụ thể.
Trước mắt, để tháo gỡ khó khăn các dự án đang gặp phải, ông Khôi cũng cho biết TP đang tiến hành kiểm tra, rà soát các dự án NƠXH, qua đó giải quyết, tháo gỡ ngay những vướng mắc của DN, có cơ chế đặc thù cho từng dự án. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn thiện, trình Đề án phát triển NƠXH, theo đó sẽ làm rõ những cơ chế về tài chính, nguồn lực… bổ sung quy định theo hướng tạo điều kiện cho các DN phát triển được nhiều dự án.
Vẫn mỏi mòn chờ vốn
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đã có 11 dự án nhà ở TNT được triển khai và 3 dự án đã được TP chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng với tổng số 15.412 căn hộ, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 54.300 người. Mục tiêu thì “nghe có vẻ” được hoàn thành, bởi TP đặt ra chỉ tiêu từ 2011 - 2015 phát triển 15.500 căn NƠXH, nhà TNT (tương đương 1,1 - 1,5 triệu m2), số căn hộ đăng ký triển khai cũng xấp xỉ.Tuy nhiên đến thời điểm này mới có 2 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, đó là dự án CT1 Ngô Thì Nhậm (Q.Hà Đông) do VINACONEX Xuân Mai làm chủ đầu tư với 328 căn hộ và dự án tại KĐT Đặng Xá 1 (huyện Gia Lâm) do TCty VIGLACERA làm chủ đầu tư với 1 nghìn căn hộ. Đến quý I/2013, sẽ có thêm 1.504 căn hộ TNT được hoàn thành, trong đó 840 căn tại KĐT Sài Đồng, Long Biên và 864 căn tại KĐT Kiến Hưng, Hà Đông. Trong tháng 7 vừa qua, TCty VIGLACERA tiếp tục khởi công 1.500 căn hộ dự án nhà ở cho người TNT tại KĐT Đặng Xá 2… Còn lại các dự án nhà TNT khác đều trong giai đoạn “án binh bất động” chờ vốn.
Việc triển khai các dự án nhà ở cho CNLĐ còn trì trệ và khó khăn hơn do loại hình nhà cho thuê, khó thu hồi vốn, do không nhận được hỗ trợ, các DN càng không mặn mà. Theo mục tiêu của TP Hà Nội, trong giai đoạn 2011 - 2015 phát triển 28.750 căn hộ, tương đương 1,6 triệu m2 nhà ở cho CNLĐ, nhưng đến nay các nhà đầu tư mới đăng ký 536.306m2, chỉ đạt trên 30%. Giai đoạn khó khăn như hiện nay thì từ “đăng ký” đến triển khai dự án vẫn còn là chặng đường dài của các dự án. Trong khi đó nhu cầu nhà ở cho CNLĐ tại các KCN trên địa bàn còn rất lớn và bức xúc, cần sớm được giải quyết.
Mặc dù một số ngân hàng vừa đưa ra gói tín dụng hỗ trợ cho dự án NƠXH, nhưng theo phản ánh của các DN, không phải dễ dàng DN có thể vay được, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà “sức” của các DN đã “mệt”, trong khi ngân hàng lại xét các DN mạnh, có tài sản thế chấp.
Không chỉ có chủ đầu tư dự án, đối tượng mua nhà cũng khó tiếp cận nguồn vốn vì chưa có cơ chế, chính sách cụ thể trong việc vay vốn để mua nhà. Trong khi đó, các dự án xây dựng nhà ở TNT đều chưa được áp dụng thuế VAT bằng 0 nên giá thành của nhà TNT vẫn còn cao, giảm rất ít so với nhà ở thương mại hiện nay.
Cần rõ cơ chế tài chính
Theo các chuyên gia kinh tế, giải pháp cần thực hiện ngay để thúc đẩy triển khai các dự án NƠXH đó là TP, địa phương và các cơ quan chủ quản tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án, trực tiếp đề xuất với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện tối đa cho các DN thực hiện dự án vay ưu đãi. Các bên cùng phối hợp rà soát lại từng dự án cụ thể để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiếp tục triển khai…Tìm giải pháp phát triển NƠXH, ông Nguyễn Văn Khôi - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nôi cũng khẳng định: Để phát triển được NƠXH cần giải quyết được 2 vấn đề đó là tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính và tìm được nguồn tài chính thực hiện các dự án, phải làm rõ cơ chế, nguồn lực để triển khai các dự án.
Từ trước tới nay, các chương trình phát triển nhà ở của các địa phương đều đặt vấn đề dựa vào nguồn vốn từ thu tiền sử dụng đất, tuy nhiên theo ông Khôi, phát triển NƠXH không nên kỳ vọng nhiều vào nguồn vốn tiền sử dụng đất bởi các nghị định của Chính phủ đều cho phép tiền sử dụng đất được dùng cho nhiều việc, TP cũng phải cân đối nguồn thu này cho nhiều chương trình khác.
Hà Nội cũng đề xuất Bộ Xây dựng cần nghiên cứu cơ chế thực hiện triển NƠXH theo phương thức xã hội hóa, làm thế nào để huy động các DN, các thành phần kinh tế tham. Phương thức xã hội hóa phát triển NƠXH cần được bổ sung vào các quy định. “Để làm được phương thức này trước hết cần làm rõ cơ chế, ví dụ như trong dự án 10ha phát triển NƠXH thì có thể dành 2ha cho DN phát triển thương mại…”, ông Khôi nêu cụ thể.
Trước mắt, để tháo gỡ khó khăn các dự án đang gặp phải, ông Khôi cũng cho biết TP đang tiến hành kiểm tra, rà soát các dự án NƠXH, qua đó giải quyết, tháo gỡ ngay những vướng mắc của DN, có cơ chế đặc thù cho từng dự án. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn thiện, trình Đề án phát triển NƠXH, theo đó sẽ làm rõ những cơ chế về tài chính, nguồn lực… bổ sung quy định theo hướng tạo điều kiện cho các DN phát triển được nhiều dự án.
(Theo Baoxaydung)
Các tin tức khác trong mục Phân tích - Nhận định
-
Nguy cơ mất trắng khi mua đất tại Vân Đồn
-
Thị trường đất nền sôi sục: Nhà đầu tư có nên lao vào "lướt sóng"?
-
"Đất nền Tp.HCM vượt ngưỡng giá trị thực nhưng khó xảy ra bong bóng"
- Người vay gói 30.000 tỷ để mua nhà cũng phải đóng thuế tài sản (19/04)
- Giáo sư Đặng Hùng Võ: Thuế nhà đất hiện còn thấp (18/04)
- Chung cư mini: Nguy cơ hình thành khu "ổ chuột" trong tương lai (17/04)
- Đánh thuế với nhà từ 700 triệu trở lên: Người trẻ nói gì? (17/04)
- Nhà hơn 700 triệu bị đánh thuế: Vừa bất hợp lý vừa phi thực tế (16/04)
- Condotel: Lợi nhuận cam kết 10-12% là bất hợp lý (16/04)
- Đánh thuế nhà trên 700 triệu sẽ khiến giá nhà tăng, giao dịch giảm (16/04)
- Đề xuất đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng: Chuyên gia nói gì? (16/04)
Thị Trường
Ngay từ đầu năm nay, các tổ chức tín dụng đã nhận chỉ đạo từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu phải tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh; hạn chế tập trung tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng… Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng phải giảm về mức 45% bắt đầu từ ngày 1/1/2018.
Đọc nhiều nhât
Năm 2018, kiều hối đổ vào địa ốc tiếp tục tăng
Bất động sản Tp.HCM sẽ được 'kích hoạt' khi mở rộng sân bay?
Tìm lời giải cho bài toán NOXH theo mô típ "bia kèm lạc"
Bỏ chung cư không đạt chuẩn, chọn sự an toàn của người dân
Nguy cơ mất trắng khi mua đất tại Vân Đồn
Sống trong lo lắng vì nhà gắn mác "công trình tạm"