Thứ Ba, 25/09/2012, 10:01
Hà Nội: Đánh giá lại việc chuyển đổi chợ truyền thống
78 là con số chợ truyền thống ở Hà Nội sẽ được đầu tư xây dựng, cải tạo và chuyển đổi mô hình dự kiến từ nay đến 2015.
![]() |
Chợ Hàng Da - một trong số các chợ truyền thống tại Hà Nội lâm vào ế ẩm sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động. |
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, hiện tại Hà Nội có 96 doanh nghiệp tham gia quản lý, kinh doanh, khai thác các chợ trên địa bàn. Trong đó từ năm 2008 đến nay, Thành phố đã tiến hành xây mới được 30 chợ, cải tạo nâng cấp 44 chợ với tổng số vốn đầu tư gần 2.376 tỷ đồng. Trong năm 2012, toàn Thành phố sẽ xóa và giải tỏa 74 lượt chợ xanh, chợ cóc gây cản trở giao thông, mất vệ sinh môi trường.
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ, từ nay đến tháng 11/2012, Sở Công Thương Hà Nội sẽ kiểm tra tình hình hoạt động chợ tại các quận, huyện, thị xã và tổng hợp báo cáo kết quả, đề xuất Bộ Công Thương và UBND Thành phố các biện pháp nâng cao hoạt động của chợ trên địa bàn Thành phố.
Sở cũng kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng lại chợ, giảm bớt thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thời gian phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chợ.
Theo phản ánh của người dân Thủ đô, hiện trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều khu chợ truyền thống đã được Thành phố cho chuyển đổi mô hình thành trung tâm thương mại kết hợp chợ. Tuy nhiên, do sự bất hợp lý trong bố trí không gian và các ngành hàng cũng như giá thuê mặt bằng nên hầu hết các khu chợ kiểu mới này đều vắng cả khách thuê lẫn khách mua hàng.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Công Thương, việc chuyển đổi chợ là phù hợp với xu thế, nhưng vẫn phải giữ những sinh hoạt văn hóa đặc trưng riêng của chợ truyền thống. Do đó, Sở yêu cầu chủ đầu tư cần phải tôn trọng những gì đã được coi là truyền thống và quen thuộc với cuộc sống của người dân, tránh mắc lại sai lầm khi chuyển đổi mô hình ở những chợ lớn của Hà Nội như Hàng Da, Cửa Nam…
(Theo Vneconomy)
Các tin tức khác trong mục Chính sách - Quản lý
-
Hà Nội: Mỗi m2 đất có thể phải chịu thuế tài sản 645.000 đồng/năm
-
Tp.HCM: Hàng loạt nhà đất công bị bỏ hoang, cho thuê giá "bèo"
-
Thí điểm cưỡng chế nhà không phép trong dự án của Quốc Cường Gia Lai
- Khánh Hòa bác đơn khiếu nại của chủ đầu tư dự án Nha Trang Sao (24/04)
- Kiểm tra đột xuất việc PCCC tại chung cư Hà Nội (24/04)
- Năm 2017, ngân sách nhà nước thu về khoảng 120.000 tỷ đồng từ thuế, phí nhà đất (23/04)
- Kiểm tra công tác PCCC đối với công trình nhà ở cao trên 10 tầng (23/04)
- Đồng Nai: Kiểm tra, rà soát nạn phân lô bán nền đất nông nghiệp (23/04)
- Tỉnh Kiên Giang quyết thu hồi dự án chậm triển khai tại Phú Quốc (23/04)
- Sửa đổi quy định xử phạt hành vi lấn, chiếm đất (21/04)
- Bộ Xây dựng kiến nghị cho phép sử dụng đất lâu dài với condotel (21/04)
Thị Trường
Ngay từ đầu năm nay, các tổ chức tín dụng đã nhận chỉ đạo từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu phải tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh; hạn chế tập trung tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng… Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng phải giảm về mức 45% bắt đầu từ ngày 1/1/2018.
Đọc nhiều nhât
Hà Nội lập đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm trong sử dụng nhà chung cư
Chuyển đổi mục đích gần 84ha đất trồng lúa ở Ninh Bình và Quảng Bình
Những trường hợp nhà, đất công sản sẽ bị thu hồi từ tháng 1/2018
Hà Nội kiến nghị cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay
Đề xuất chung cư trên 20 tầng phải có bãi đỗ trực thăng phục vụ PCCC
Nghị định mới bắt buộc chung cư, khách sạn phải mua bảo hiểm cháy nổ