Thứ Sáu, 05/10/2012, 11:01
Cổ phiếu BĐS có là "hàng tồn kho mất chìa khóa"?
Nhìn vào các cổ phiếu bất động sản đang niêm yết ta thấy chưa bao giờ rẻ như vậy. Rất nhiều cổ phiếu chỉ còn 3000 - 4000 đồng/cp, và chỉ số thị giá trên giá trị sổ sách (P/B) chỉ còn 0,2-0,3 lần thế nhưng vẫn "ế chỏng chơ".
Nhóm cổ phiếu ngành bất động sản được xem là đã ở mức quá rẻ. Thống kê trên hai sàn, số cổ phiếu dưới mệnh giá lên đến 64/71 vào ngày 04/10, có 28 trong tổng số 71 doanh nghiệp trong ngành bất động sản có giá dưới 5.000 đồng/cp; số cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng lên tới 49 cổ phiếu chiếm 69%; số cổ phiếu có P/B <0,5 lần lên tới 52 cổ phiếu. Những con số thống kê ấn tượng đó cho thấy giá cổ phiếu bất động sản đang thấp như thế nào. Thực tế, phần lớn cổ phiếu bất động sản đã giảm thấp hơn mức đáy vào đầu tháng 1 vừa rồi.
Nguyên nhân, do nhiều doanh nghiệp bất động sản là sân sau của các ngân hàng, hoặc ít ra có quan hệ mật thiết với các ngân hàng. Với chủ trương “chỉnh đốn” lại hệ thống tài chính và nợ xấu bất động sản quá cao chắc chắn nguồn vốn cấp cho doanh nghiệp bất động sản bị co lại. Như vậy, doanh nghiệp bất động sản khó khăn lại chồng chất khó khăn. Chẳng hạn trong thời gian qua xuất hiện một loạt thông tin không thuận lợi liên quan đến lãnh đạo 2 đại gia trong ngành bất động sản là KBC và ITA khiến cho 2 cổ phiếu này lao dốc không phanh. ITA và KBC đều mất gần 50% giá trị chỉ trong 3 tuần giao dịch gần đây.
Trở lại với những cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, thống kê cho thấy có đến 10 cổ phiếu bất động sản có giá dưới 3.000 đồng như PTL giá 2.700 đồng/CP, PVL giá 2.500 đồng/CP, DRH giá 2,600 đồng/CP …
Một chỉ số khác cho thấy giá cổ phiếu thấp một cách thảm hại là chỉ số thị giá trên giá trị sổ sách của 19 cổ phiếu thấp hơn 0,3 lần, còn có tới 52 cổ phiếu (73,23%) thấp hơn 0,5 lần. Trong số 71 doanh nghiệp bất động sản niêm yết thì chỉ có 7 doanh nghiệp có thị giá cao hơn giá trị sổ sách cổ phiếu.
Việc thị giá của cổ phiếu quá thấp như vậy cho thấy nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu bất động sản cực kỳ rủi ro. Một doanh nghiệp sở hữu mảnh đất giá trị giá hàng trăm tỷ đồng nhưng giá trị thị trường của doanh nghiệp chỉ có vài chục tỷ đồng.
Như vậy, cùng với sự khó khăn của thị trường bất động sản thì cổ phiếu bất động sản cũng cùng chung số phận. Thị trường bất động sản khó khăn, giá nhà đất giảm nhiều nhưng vẫn còn xem là quá cao. Do vậy, việc đóng băng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều khó hiểu là giá cổ phiếu giảm đến mức “siêu rẻ” và được hầu hết nhà đầu tư công nhận nhưng vẫn không được ai mua.
Nguyên nhân, do nhiều doanh nghiệp bất động sản là sân sau của các ngân hàng, hoặc ít ra có quan hệ mật thiết với các ngân hàng. Với chủ trương “chỉnh đốn” lại hệ thống tài chính và nợ xấu bất động sản quá cao chắc chắn nguồn vốn cấp cho doanh nghiệp bất động sản bị co lại. Như vậy, doanh nghiệp bất động sản khó khăn lại chồng chất khó khăn. Chẳng hạn trong thời gian qua xuất hiện một loạt thông tin không thuận lợi liên quan đến lãnh đạo 2 đại gia trong ngành bất động sản là KBC và ITA khiến cho 2 cổ phiếu này lao dốc không phanh. ITA và KBC đều mất gần 50% giá trị chỉ trong 3 tuần giao dịch gần đây.
Trở lại với những cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, thống kê cho thấy có đến 10 cổ phiếu bất động sản có giá dưới 3.000 đồng như PTL giá 2.700 đồng/CP, PVL giá 2.500 đồng/CP, DRH giá 2,600 đồng/CP …
Một chỉ số khác cho thấy giá cổ phiếu thấp một cách thảm hại là chỉ số thị giá trên giá trị sổ sách của 19 cổ phiếu thấp hơn 0,3 lần, còn có tới 52 cổ phiếu (73,23%) thấp hơn 0,5 lần. Trong số 71 doanh nghiệp bất động sản niêm yết thì chỉ có 7 doanh nghiệp có thị giá cao hơn giá trị sổ sách cổ phiếu.
Việc thị giá của cổ phiếu quá thấp như vậy cho thấy nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu bất động sản cực kỳ rủi ro. Một doanh nghiệp sở hữu mảnh đất giá trị giá hàng trăm tỷ đồng nhưng giá trị thị trường của doanh nghiệp chỉ có vài chục tỷ đồng.
Như vậy, cùng với sự khó khăn của thị trường bất động sản thì cổ phiếu bất động sản cũng cùng chung số phận. Thị trường bất động sản khó khăn, giá nhà đất giảm nhiều nhưng vẫn còn xem là quá cao. Do vậy, việc đóng băng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều khó hiểu là giá cổ phiếu giảm đến mức “siêu rẻ” và được hầu hết nhà đầu tư công nhận nhưng vẫn không được ai mua.
(Theo CafeLand/NĐT)
Các tin tức khác trong mục Tài chính - Chứng khoán
-
Vay mua nhà trả góp cần những thủ tục gì?
-
Cho vay kinh doanh BĐS tại nhiều ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao
-
Ngân hàng nào cho vay mua nhà, đất lãi suất thấp nhất trong tháng 4/2018?
- Hùng Thanh cam kết bồi thường vụ cháy, cổ phiếu 577 dần phục hồi (04/04)
- Tín dụng BĐS: Ngân hàng không siết thêm nhưng sẽ giám sát chặt (02/04)
- Năm Bảy Bảy "bốc hơi" hơn 600 tỷ đồng sau vụ cháy chung cư Carina (29/03)
- Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung (28/03)
- Cổ phiếu NBB của chủ đầu tư chung cư Carina nằm sàn ngay sau vụ cháy (24/03)
- Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2% (07/03)
- Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng (07/03)
- Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản? (01/03)
Thị Trường
Hiện nay, rất nhiều người dân có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình, thủ tục vay vốn. Những kiến thức về thủ tục vay mua nhà trả góp dưới đây sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ và chủ động trong mọi tình huống để nhanh chóng sở hữu căn nhà mơ ước.
Đọc nhiều nhât
Tín dụng bất động sản: Không nên quá lo lắng!
Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản?
Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng
Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2%
NHNN siết vay vốn để ngăn bong bóng BĐS
Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung