Thứ Năm, 11/10/2012, 10:10
Một số lãnh đạo ngân hàng bị bắt: 'Đừng đổ lỗi cho pháp luật và cơ chế'
Là người trực tiếp tham gia viết Luật về NHNN và TCTD ngay khi ra đời năm 1991, ông Nguyễn Đình Quyền cho rằng khung pháp lý không đến mức để chúng ta cứ đổ cho luật.
Trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về những vấn đề nóng sẽ được đưa vào nghị trường trong kỳ họp tới của Quốc hội, ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã bày tỏ một số quan điểm về việc thực thi pháp luật hiện nay.
Trước ý kiến cho rằng do pháp luật cònnhững kẽ hở lớn nên vừa qua mới xảy ra tình trạng một số lãnh đạo ngân hàng bị bắt vừa qua, ông Quyền cho biết: “Không có pháp luật nào là không có kẽ hở. Nhưng vấn đề chính hiện nay là do thực thi pháp luật. Theo tôi, đừng đổ lỗi cho cơ chế, chính sách. Đổ lỗi như vậy là không khách quan.

Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật là cơ chế chính sách của chúng ta về cơ bản là có những quy định đảm bảothực hiện tốt chứ tôi không nghĩ là bất cập đến mức là cứ bất kỳ xảy ramột vụ việc nào thì lại đổ lỗi cho pháp luật và cơ chế. Có thể ở đâu đócó những chế định và chế tài còn chưa thật rõ ràng nhưng quan trọng nhất chính là năng lực và tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực”.
Ông Quyền nói ví dụ: “Cụ thể là trong việc các ngân hàng đi đêm về vốn với nhau như vậy thì Ngân hàng Nhà nướcphải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên tục và có những kết luận cụ thể rồi xử lý nghiêm minh nhưng lại không làm.
Tôi là người trực tiếp tham gia viết Luật về Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức Tín dụng ngay khi ra đời năm 1991.Tôi nghĩ khung pháp lý không đến mức để chúng ta cứ đổ cho luật mà nó đã được bổ sung, hoàn thiện rất nhiều lần rồi”.
Bỏ phiếu tín nhiệm – một hình thức giám sát quan trọng
Về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn, ông Quyền cho biết: “Tôi là một thành viên của ban biên tập sửa đổi Hiếnpháp 1992. Tôi thấy rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này là cụ thể hóa hơn nữa một nguyên tắc bất di bất dịch là quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân thì nhân dân thực hiện quyền này thông qua chế định dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Dân chủ đại diện là người dân bầu ra những người đại diện cho mình ở Quốc hội.
Và những người do nhân dân bầu ra như vậy sẽ thay nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội và HĐND. Phải có những chế định để quyền lực của dân qua các cơ quan quyền lực Nhà nước được thể hiện rõ hơn. Việc lấy phiếu tín nhiệm chính là việc tiếp tục làm rõ hơn quyền lực của nhân dân đã giao cho các cơ quan đại diện của mình.

Các cơ quan đại diện của dân phải thực hiện quyền đó thông qua hoạt độnggiám sát là bỏ phiếu tín nhiệm – một chế định cực kỳ quan trọng của Hiến pháp 1992 và sửa đổi năm 2001 đã được cụ thể hóa trong Luật Tổ chứcQuốc hội. Đó là một hình thức giám sát hết sức quan trọng để đảm bảo các chức vụ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn được giám sát thường xuyên”.
Theo ông Quyền, thực ra việc bỏ phiếu tín nhiệm là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Luật Tổ chức Quốc hội, cơ chế vận hành chế định bỏ phiếu tín nhiệm chưa cụ thể cho nên trên thực tế ta đã có chế định bỏ phiếu tín nhiệm này rồi, thấy rất ưu việt rồi nhưng không đi vào thực tiễn.
Việc trình dự thảo lần này là bước cụ thể hóa hơn nữa cơ chế vận hành trước khi bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách lấy phiếu tín nhiệm. Lấy phiếu tín nhiệm là một kênh để chúng ta xem xét bỏ phiếu tín nhiệm. Việc đó hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải là kênh quyết định hoàn toàn…
Theo Hồng Chính Quang
Báo Giáo dục Việt Nam
Các tin tức khác trong mục Tài chính - Chứng khoán
-
Lo vốn vẫn đổ vào bất động sản qua 'cửa sau'
-
Vay mua nhà trả góp năm 2018 cần những điều kiện gì?
-
Vay mua nhà trả góp cần những thủ tục gì?
- Cho vay kinh doanh BĐS tại nhiều ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao (12/04)
- Ngân hàng nào cho vay mua nhà, đất lãi suất thấp nhất trong tháng 4/2018? (09/04)
- Hùng Thanh cam kết bồi thường vụ cháy, cổ phiếu 577 dần phục hồi (04/04)
- Tín dụng BĐS: Ngân hàng không siết thêm nhưng sẽ giám sát chặt (02/04)
- Năm Bảy Bảy "bốc hơi" hơn 600 tỷ đồng sau vụ cháy chung cư Carina (29/03)
- Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung (28/03)
- Cổ phiếu NBB của chủ đầu tư chung cư Carina nằm sàn ngay sau vụ cháy (24/03)
- Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2% (07/03)
Thị Trường
Ngay từ đầu năm nay, các tổ chức tín dụng đã nhận chỉ đạo từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu phải tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh; hạn chế tập trung tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng… Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng phải giảm về mức 45% bắt đầu từ ngày 1/1/2018.
Đọc nhiều nhât
Tín dụng bất động sản: Không nên quá lo lắng!
Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng
Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2%
Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung
Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản?
Cổ phiếu NBB của chủ đầu tư chung cư Carina nằm sàn ngay sau vụ cháy