Thứ Năm, 08/11/2012, 16:03
Chứng khoán Kim Long "bắt nhầm" đáy bất động sản
Bắt đáy BĐS nhầm, trích lập dự phòng lớn khiến những nhà đầu tư quan tâm tới KLS (Công ty Chứng khoán Lim Long) từ nay sẽ có một cơ sở rất dễ để ra quyết định mua hay bán cổ phiếu này.
Chuyện bắt đầu khi KLS báo lỗ 91,5 tỉ đồng trong quý 3/2012. Nguyên nhân lỗ được KLS giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là trích lập dự phòng lớn. Cụ thể, tổng giá trị danh mục đầu tư ngắn hạn của Công ty tính đến hết ngày 30.9 đạt gần 1.000 tỉ đồng. Do thị trường đi xuống, giá cổ phiếu giảm sâu, KLS đã phải trích lập dự phòng 233 tỉ đồng.
Đáng chú ý là việc giải ngân mua cổ phiếu được KLS tiến hành hàng loạt trong quý 3. Nếu như tính đến hết quý 2, KLS nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá 647 tỉ đồng thì đến quý 3, con số này đã lên đến 958 tỉ đồng. Khoản dự phòng vì thế mà tăng từ 113 tỉ đồng lên 233 tỉ đồng.
Trước năm 2012, KLS nắm giữ lượng tiền mặt lớn trong khi danh mục cổ phiếu rất ít, chỉ vài trăm tỉ đồng nằm trong các doanh nghiệp chưa lên sàn. Còn hiện tại, do mua nhiều cổ phiếu, lượng tiền và tương đương tiền của KLS đã giảm từ 1.713 tỉ đồng quý 2 xuống còn 1.413 tỉ đồng trong quý 3.
Với cổ phiếu VCG, khoản lỗ của KLS là hơn 14,3 tỉ đồng trên tổng giá trị đầu tư hơn 34,5 tỉ đồng. Khoản lỗ lớn thứ ba đến từ cổ phiếu LHG với 8,8 tỉ đồng. Đứng thứ tư là ITC, ngốn của KLS thêm hơn 8 tỉ đồng nữa.
Có thể thấy KLS tập trung mua vào nhóm cổ phiếu bất động sản. Ngoài 4 cổ phiếu nói trên, KLS còn mua một loạt các mã bất động sản khác như HDG, HQC, IJC, LCG, NTB, TDC.
Niềm tin của KLS đặt vào nhóm ngành bất động sản là quá rõ. Gần 2 năm trước, ông Hà Hoài Nam, Chủ tịch KLS, nói với người viết về ý định kinh doanh bất động sản và thương mại điện tử. Bây giờ, trong bối cảnh nhà đất sụt giảm nhiều, đặc biệt giảm mạnh trong quý vừa qua, KLS đã bắt đáy.
Tuy nhiên, tình hình địa ốc cho đến nay vẫn rất khó khăn. Giá giảm ở tất cả các phân khúc. Số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không bán được hàng. Do vậy, các doanh nghiệp KLS đặt niềm tin đều phải đối mặt với hàng tồn kho nhiều, lãi suất cao và gánh nặng nợ nần tăng lên từng ngày. PVX, món chính trong thực đơn của KLS, đã lỗ 546 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm 2012.
Đây chính là cơ sở để nhà đầu tư có thể tính toán khi mua bán KLS. Nếu VN-Index tăng trở lại 35% thì KLS may ra hòa vốn (giả sử các cổ phiếu trong danh mục cũng tăng theo xu thế chung của thị trường). Trong phiên ngày 1.11, VN-Index đã ở mức 388 điểm. Nghĩa là trong chưa đầy 2 tháng tới, VN-Index phải tăng thêm 135 điểm nữa thì KLS mới có thể hòa vốn. Có bao nhiêu người trên sàn chứng khoán tin vào số điểm này?
Còn nếu VN-Index chỉ duy trì quanh mức như hiện nay thì lỗ cả năm của KLS chính là khoản lỗ hiện nay. Trường hợp xấu nhất, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, là nếu VN-Index giảm tiếp thì khoản lỗ của Công ty sẽ tăng lên đáng kể.
Số phận của cổ phiếu KLS còn có thể đoán trước qua việc xem xét diễn biến thị trường bất động sản. Nếu thị trường vẫn lình xình như hiện nay, các công ty bất động sản như PVX hay VCG sẽ chưa thể thoát khỏi khó khăn.
Nếu thị trường địa ốc giảm tiếp, mọi chuyện sẽ còn xấu hơn. Không loại trừ khả năng, một vài trong số các công ty mà KLS đang nắm cổ phần sẽ phá sản hoặc sống thực vật. Nguy cơ trắng tay từ các mã này với KLS không phải là không có.
Nếu đang nắm KLS, cổ đông sẽ phải cầu cho PVX bán được các căn hộ thuộc Khu phức hợp chung cư cao ốc văn phòng số 2 Nguyễn Hữu Cảnh (Vũng Tàu), Khu phức hợp thương mại - khách sạn - văn phòng cho thuê Bạc Liêu... Hãy hy vọng HQC không phá sản và các doanh nghiệp bất động sản khác sẽ sớm thu hồi được vốn, kể cả theo con đường cắt lỗ.
Hiện tại, ít ai tin thị trường bất động sản sẽ sớm khởi sắc, mà chỉ tin nó sẽ u ám hơn. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, cho rằng tâm lý người dân đang ngày càng xấu đi. Họ đều nghĩ bất động sản sẽ giảm giá thêm nữa nên vẫn muốn nghe ngóng đợi chờ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Nam Long, lo ngại sự khủng hoảng niềm tin có thể khiến cho thị trường bất động sản lún sâu vào suy thoái.
Vậy nên, thời gian gần đây, không chỉ các doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư trong nước tháo chạy mà khối ngoại, điển hình là VinaCapital, cũng đang thoái vốn khỏi bất động sản. Trong khi đó, KLS đã đi ngược dòng để bắt đáy. Hy vọng những nhìn nhận của KLS về tiềm năng của thị trường bất động sản sẽ thắng tầm nhìn của VinaCapital, quỹ đầu tư đã có nhiều năm lăn lộn với nhà đất khắp trong Nam ngoài Bắc.
Đáng chú ý là việc giải ngân mua cổ phiếu được KLS tiến hành hàng loạt trong quý 3. Nếu như tính đến hết quý 2, KLS nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá 647 tỉ đồng thì đến quý 3, con số này đã lên đến 958 tỉ đồng. Khoản dự phòng vì thế mà tăng từ 113 tỉ đồng lên 233 tỉ đồng.
Trước năm 2012, KLS nắm giữ lượng tiền mặt lớn trong khi danh mục cổ phiếu rất ít, chỉ vài trăm tỉ đồng nằm trong các doanh nghiệp chưa lên sàn. Còn hiện tại, do mua nhiều cổ phiếu, lượng tiền và tương đương tiền của KLS đã giảm từ 1.713 tỉ đồng quý 2 xuống còn 1.413 tỉ đồng trong quý 3.
Món chính của KLS
Trong số 233 tỉ đồng lỗ vì đầu tư chứng khoán, riêng mã PVX đã chiếm gần 1/10. Cụ thể, KLS nắm giữ 3,7 triệu cổ phiếu PVX, trị giá hơn 38 tỉ đồng. Khoản đầu tư lớn nhất này của KLS đến hết quý chỉ còn hơn 16,2 tỉ đồng. Nghĩa là Công ty đã lỗ hơn 21,7 tỉ đồng khi đầu tư vào PVX.Với cổ phiếu VCG, khoản lỗ của KLS là hơn 14,3 tỉ đồng trên tổng giá trị đầu tư hơn 34,5 tỉ đồng. Khoản lỗ lớn thứ ba đến từ cổ phiếu LHG với 8,8 tỉ đồng. Đứng thứ tư là ITC, ngốn của KLS thêm hơn 8 tỉ đồng nữa.
Có thể thấy KLS tập trung mua vào nhóm cổ phiếu bất động sản. Ngoài 4 cổ phiếu nói trên, KLS còn mua một loạt các mã bất động sản khác như HDG, HQC, IJC, LCG, NTB, TDC.
![]() |
Trong khi VinaCapital thoái vốn khỏi bất động sản thì KLS, với niềm tin vào thị trường này, đã nhảy vào bắt đáy. |
Niềm tin của KLS đặt vào nhóm ngành bất động sản là quá rõ. Gần 2 năm trước, ông Hà Hoài Nam, Chủ tịch KLS, nói với người viết về ý định kinh doanh bất động sản và thương mại điện tử. Bây giờ, trong bối cảnh nhà đất sụt giảm nhiều, đặc biệt giảm mạnh trong quý vừa qua, KLS đã bắt đáy.
Tuy nhiên, tình hình địa ốc cho đến nay vẫn rất khó khăn. Giá giảm ở tất cả các phân khúc. Số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không bán được hàng. Do vậy, các doanh nghiệp KLS đặt niềm tin đều phải đối mặt với hàng tồn kho nhiều, lãi suất cao và gánh nặng nợ nần tăng lên từng ngày. PVX, món chính trong thực đơn của KLS, đã lỗ 546 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm 2012.
Kết cục nào cho KLS?
Trong danh mục của mình, số cổ phiếu phải trích lập dự phòng của KLS lúc mua trị giá 644 tỉ đồng. Đến hết quý 3, con số này đã “bốc hơi” 233 tỉ đồng, còn lại 411 tỉ đồng. Như vậy, mức giảm khoảng 35% giá trị.Đây chính là cơ sở để nhà đầu tư có thể tính toán khi mua bán KLS. Nếu VN-Index tăng trở lại 35% thì KLS may ra hòa vốn (giả sử các cổ phiếu trong danh mục cũng tăng theo xu thế chung của thị trường). Trong phiên ngày 1.11, VN-Index đã ở mức 388 điểm. Nghĩa là trong chưa đầy 2 tháng tới, VN-Index phải tăng thêm 135 điểm nữa thì KLS mới có thể hòa vốn. Có bao nhiêu người trên sàn chứng khoán tin vào số điểm này?
Còn nếu VN-Index chỉ duy trì quanh mức như hiện nay thì lỗ cả năm của KLS chính là khoản lỗ hiện nay. Trường hợp xấu nhất, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, là nếu VN-Index giảm tiếp thì khoản lỗ của Công ty sẽ tăng lên đáng kể.
Số phận của cổ phiếu KLS còn có thể đoán trước qua việc xem xét diễn biến thị trường bất động sản. Nếu thị trường vẫn lình xình như hiện nay, các công ty bất động sản như PVX hay VCG sẽ chưa thể thoát khỏi khó khăn.
Nếu thị trường địa ốc giảm tiếp, mọi chuyện sẽ còn xấu hơn. Không loại trừ khả năng, một vài trong số các công ty mà KLS đang nắm cổ phần sẽ phá sản hoặc sống thực vật. Nguy cơ trắng tay từ các mã này với KLS không phải là không có.
Nếu đang nắm KLS, cổ đông sẽ phải cầu cho PVX bán được các căn hộ thuộc Khu phức hợp chung cư cao ốc văn phòng số 2 Nguyễn Hữu Cảnh (Vũng Tàu), Khu phức hợp thương mại - khách sạn - văn phòng cho thuê Bạc Liêu... Hãy hy vọng HQC không phá sản và các doanh nghiệp bất động sản khác sẽ sớm thu hồi được vốn, kể cả theo con đường cắt lỗ.
Hiện tại, ít ai tin thị trường bất động sản sẽ sớm khởi sắc, mà chỉ tin nó sẽ u ám hơn. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, cho rằng tâm lý người dân đang ngày càng xấu đi. Họ đều nghĩ bất động sản sẽ giảm giá thêm nữa nên vẫn muốn nghe ngóng đợi chờ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Nam Long, lo ngại sự khủng hoảng niềm tin có thể khiến cho thị trường bất động sản lún sâu vào suy thoái.
Vậy nên, thời gian gần đây, không chỉ các doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư trong nước tháo chạy mà khối ngoại, điển hình là VinaCapital, cũng đang thoái vốn khỏi bất động sản. Trong khi đó, KLS đã đi ngược dòng để bắt đáy. Hy vọng những nhìn nhận của KLS về tiềm năng của thị trường bất động sản sẽ thắng tầm nhìn của VinaCapital, quỹ đầu tư đã có nhiều năm lăn lộn với nhà đất khắp trong Nam ngoài Bắc.
(Theo NCĐT)
Các tin tức khác trong mục Tài chính - Chứng khoán
-
Vay mua nhà trả góp cần những thủ tục gì?
-
Cho vay kinh doanh BĐS tại nhiều ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao
-
Ngân hàng nào cho vay mua nhà, đất lãi suất thấp nhất trong tháng 4/2018?
- Hùng Thanh cam kết bồi thường vụ cháy, cổ phiếu 577 dần phục hồi (04/04)
- Tín dụng BĐS: Ngân hàng không siết thêm nhưng sẽ giám sát chặt (02/04)
- Năm Bảy Bảy "bốc hơi" hơn 600 tỷ đồng sau vụ cháy chung cư Carina (29/03)
- Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung (28/03)
- Cổ phiếu NBB của chủ đầu tư chung cư Carina nằm sàn ngay sau vụ cháy (24/03)
- Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2% (07/03)
- Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng (07/03)
- Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản? (01/03)
Thị Trường
Hiện nay, rất nhiều người dân có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình, thủ tục vay vốn. Những kiến thức về thủ tục vay mua nhà trả góp dưới đây sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ và chủ động trong mọi tình huống để nhanh chóng sở hữu căn nhà mơ ước.
Đọc nhiều nhât
Tín dụng bất động sản: Không nên quá lo lắng!
Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản?
Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng
Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2%
NHNN siết vay vốn để ngăn bong bóng BĐS
Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung