Thủ tướng: Một trong những trọng tâm cần tập trung xử lý là nợ đọng xây dựng cơ bản
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng nay 14/11.
Theo Thủ tướng, từ nửa cuối năm 2011, nợ xấu tại các tổ chứctín dụng có xu hướng tăng nhanh. Theo kết quả kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước,nợ xấu tại thời điểm thanh tra là 8,82% tổng dư nợ, tương đương khoảng 250nghìn tỷ, trong đó 73% số nợ có tài sản bảo đảm, các tổ chức tín dụng cũng đãtrích lập được khoảng 75 nghìn tỷ đồng quỹ dự phòng rủi ro.
Nợ xấu đang cản trở tín dụng không đến được doanh nghiệp, cũng là nguy cơ làm mấtổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.
Xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách, cần thực hiện khẩn trương,quyết liệt nhưng phải có lộ trình phù hợp, quy trình chặt chẽ và theo hướng chỉđạo tập trung, hành động theo Nghị quyết, dùng nhiều giải pháp, kể cả giảiphóng hàng tồn kho, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất.
Ngoài các giải pháp về tháo gỡ hàng tồn kho, hỗ trợ doanhnghiệp, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau đây:
Một là, rà soát đánh giálại chính xác tổng mức nợ xấu, tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loạihình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấutrong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản...
Hai là, các tổ chức tíndụng phải chủ động cơ cấu lại nợ với các hình thức thích hợp, trích lập đủ quỹdự phòng rủi ro và sử dụng quỹ này để xử lý nợ xấu. Tổ chức tín dụng nào chưatrích lập đủ thì phải dùng các nguồn phù hợp, kể cả vốn điều lệ để bù đắp và buộcphải giảm mức tăng trưởng tín dụng để bảo đảm an toàn.
Ba là, yêu cầu tổ chứctín dụng, chủ nợ và doanh nghiệp có nợ phải khẩn trương xử lý tài sản bảo đảm đểthanh lý nợ xấu. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy mặc dù phải sử dụng nhiều giảipháp để xử lý nợ xấu, nhưng không thể không có vai trò của Nhà nước.
Chính phủ đã yêu cầuNgân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án thành lập côngty mua bán nợ, ban hành các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc xử lý nợ xấu. Xácđịnh rõ cơ chế hoạt động của công ty này phù hợp với điều kiện thực tế VN và cótham khảo thông lệ quốc tế.
Một trong những trọng tâm cần tập trung xử lý là nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốnngân sách. Hiện nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 90 nghìn tỷ đồng,trong đó nợ các dự án đã hoàn thành khoảng 20 nghìn tỷ, nợ các dự án chuyển tiếplà 70 nghìn tỷ.
Phần lớn các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản là ở các địaphương. Tình hình này có nguyên nhân từ việc phân cấp đầu tư. Nhiều dự án do địaphương quyết định, phê duyệt, trong khi trung ương chịu trách nhiệm cân đối vốn.Thực tế các địa phương đều có vốn để xây dựng hạ tầng, phục vụ phát triển sảnxuất và cải thiện đời sống.
Doanh nghiệp được xây dựng dự án đã rất tích cực. Nhiều trườnghợp chủ động vốn thi công công trình, trong khi vốn thì có hạn, nhiều doanhnghiệp vẫn thụ động. Đây cũng là bất cập về cơ chế chính sách có trách nhiệm củartung ương và địa phương. Chính phủ đã yêu cầu các địa phương lập phương án cụthể để khẩn trương xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản và đã giao Bộ Kế hoạchvà Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý.
Thành Hưng
Theo TTVN
-
Vay mua nhà trả góp cần những thủ tục gì?
-
Cho vay kinh doanh BĐS tại nhiều ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao
-
Ngân hàng nào cho vay mua nhà, đất lãi suất thấp nhất trong tháng 4/2018?
- Hùng Thanh cam kết bồi thường vụ cháy, cổ phiếu 577 dần phục hồi (04/04)
- Tín dụng BĐS: Ngân hàng không siết thêm nhưng sẽ giám sát chặt (02/04)
- Năm Bảy Bảy "bốc hơi" hơn 600 tỷ đồng sau vụ cháy chung cư Carina (29/03)
- Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung (28/03)
- Cổ phiếu NBB của chủ đầu tư chung cư Carina nằm sàn ngay sau vụ cháy (24/03)
- Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2% (07/03)
- Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng (07/03)
- Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản? (01/03)
Tín dụng bất động sản: Không nên quá lo lắng!
Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng
Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2%
Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản?
NHNN siết vay vốn để ngăn bong bóng BĐS
Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung