Bỏ trần lãi suất huy động hoàn toàn khả thi
Đây là bước đệm quan trọng tiến tới bỏ trần lãi suất huy động trong thời gian tới.
Đồng loạt lao dốc
Dù được dự báo từ đầu quý IV/2012, thông điệp hạ trần lãi suất chỉ được NHNN phát đi vào thời điểm cuối cùng của năm khi các điều kiện vĩ mô và vi mô thực sự hội đủ. Nhóm phân tích của chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá, đây có thể là “bước đệm” quan trọng cho thời kỳ mới thực thi chính sách lãi suất hỗ trợ DN và nền kinh tế. Thực tế trước thời điểm thông điệp hạ trần được đưa ra, lãi suất thị trường có xu hướng giảm nhiệt rõ rệt, bởi sự dư thừa thanh khoản của bản thân mỗi ngân hàng (NH), dù rằng “vẫn có những dấu hiệu của sự “nhìn nhau” giữa các NHTM khi nhu cầu vốn cuối năm tăng dần” – BSC nhận định. Ngoài việc đưa lãi suất các kỳ hạn dưới 12 tháng về 8%, lãi suất các kỳ hạn trên 12 tháng cũng đồng loạt được điều chỉnh giảm khoảng 1-3% tại cả các NHTM cổ phần nhỏ.
Thông thường ngay sau mỗi lần giảm trần lãi suất, thị trường tỏ ra khá quan ngại sẽ gây khó khăn cho các NHTM nhỏ khi nguồn vốn sẽ chạy sang các NHTM lớn hoặc những chiêu biến tướng trong huy động tiết kiệm. Song phân tích của BSC cho thấy, với lần hạ trần lãi suất lần này, các NHTM nhỏ tỏ ra khá sẵn sàng hạ lãi suất. Tuy nhiên, “vẫn cần phát súng lệnh để thống nhất hạ lãi suất tại các NHTM thuộc nhóm IV khi nhóm này chưa thực hiện hạ lãi suất theo tự nhiên”.
Một diễn biến đáng chú ý khác là trên thị trường trái phiếu, lãi suất trái phiếu cũng hạ nhẹ khi nhu cầu đấu thầu và xu hướng tăng mạnh giao dịch kéo dài từ cuối tháng 10 đến nay. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở cũng được điều chỉnh giảm 1%, xuống 7%
Có thể bỏ trần
Có thể thấy, NHNN tiếp tục có được sự thành công trong việc thực hiện được mục tiêu giảm lãi suất trong năm 2012, từ mức rất cao khoảng 14-16% đầu năm xuống còn 8-11% và bám sát theo từng diễn biến của lạm phát. Các phân tích cho thấy, việc hạ trần lãi suất huy động lần này mang ý nghĩa tích cực không chỉ đáp ứng kỳ vọng về việc hạ nhiệt mặt bằng lãi suất chung của thị trường một cách thực chất. Hơn nữa, động thái này còn được nhìn nhận là bước đi thận trọng của NHNN trước khi tiến tới bước đột phá bỏ trần lãi suất và để lãi suất vận hành theo thị trường.
Cùng với việc áp dụng cơ chế thỏa thuận lãi suất cho các kỳ hạn trên 12 tháng, việc giảm lãi suất kỳ hạn ngắn xuống 8% còn tạo thuận lợi cho các TCTD huy động vốn dài hạn để cân đối nguồn vốn cho vay trung, dài hạn, giảm thiểu rủi ro chênh lệch giữa kỳ hạn cho vay và huy động.
Cũng chính với quyết định giảm lãi suất về 8%, đường cong lãi suất thị trường đang dần trở về trạng thái bình thường với lãi suất kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn và không cào bằng lãi suất các kỳ hạn. Đồng thời cũng hạn chế các hiện tượng biến tướng khi lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn lãi suất kỳ hạn dài như đã từng diễn ra trước đây. Nhóm phân tích của BSC đánh giá, động thái này còn tạo nền tảng cơ sở thuận lợi để tự do hóa lãi suất ngắn hạn và từ đó hạ lãi suất tổng thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Với những tác động tích cực trên đây, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động theo các đánh giá có nhiều ý nghĩa đối với khả năng hạ nhiệt mặt bằng lãi suất chung đồng thời không gây ra cạnh tranh bằng lãi suất và hiện tượng dòng vốn từ NH lớn sang NH nhỏ, gây căng thẳng thị trường tiền tệ. “Động thái này cho thấy quyết tâm và định hướng của NHNN trong việc điều hành lãi suất thiên về hướng thị trường theo quan hệ cung - cầu, tiến tới bỏ trần lãi suất huy động trong thời gian tới” – BSC đánh giá.
Theo Hải TriềuLao động
-
Vay mua nhà trả góp cần những thủ tục gì?
-
Cho vay kinh doanh BĐS tại nhiều ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao
-
Ngân hàng nào cho vay mua nhà, đất lãi suất thấp nhất trong tháng 4/2018?
- Hùng Thanh cam kết bồi thường vụ cháy, cổ phiếu 577 dần phục hồi (04/04)
- Tín dụng BĐS: Ngân hàng không siết thêm nhưng sẽ giám sát chặt (02/04)
- Năm Bảy Bảy "bốc hơi" hơn 600 tỷ đồng sau vụ cháy chung cư Carina (29/03)
- Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung (28/03)
- Cổ phiếu NBB của chủ đầu tư chung cư Carina nằm sàn ngay sau vụ cháy (24/03)
- Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2% (07/03)
- Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng (07/03)
- Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản? (01/03)
Tín dụng bất động sản: Không nên quá lo lắng!
Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng
Nhiều người có thể vỡ nợ nếu lãi suất vay mua nhà tăng 2%
Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản?
NHNN siết vay vốn để ngăn bong bóng BĐS
Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp BĐS vẫn mạnh dạn tăng cung