Thứ Ba, 15/11/2011, 10:01
Cấp sổ đỏ cho “nhà 61”có hai người đứng tên
Hỏi: Hai anh em tôi cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở và cùng làm đơn xin mua nhà theo quy định tại Nghị định 61/CP.
Tuy nhiên, khi ký hợp đồng mua bán nhà ở, cơ quan có thẩm quyền chỉ ký với một mình anh tôi và trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (giấy chứng nhận) cũng chỉ ghi tên anh tôi. Vậy, trong trường hợp này, quyền lợi của tôi có được bảo đảm? Khi xảy ra tranh chấp, tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Hoàng Văn Tuấn
Điều 93, Luật Nhà ở quy định trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở "các bên có thể trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thỏa thuận về mua bán, thuê, thuê mua, tặng, cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở".
Khoản 3, khoản 4, Điều 12 Luật Nhà ở quy định: "Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ sở hữu thỏa thuận cho đứng tên trong giấy chứng nhận, nếu không có thỏa thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó. Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì ghi tên từng chủ sở hữu đối với phần sở hữu riêng và giấy chứng nhận đối với nhà ở đó được cấp cho từng chủ sở hữu".
Căn cứ các quy định trên và theo thông tin ông Hoàng Văn Tuấn cung cấp (ông và người anh đều thuộc diện được mua nhà theo Nghị định 61/CP, hai anh em ông cùng đề nghị cơ quan có thẩm quyền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP) thì về nguyên tắc, cơ quan có thẩm quyền phải ký hợp đồng mua bán nhà ở với hai anh em ông.
Trường hợp giữa ông và người anh có thỏa thuận hợp pháp về việc để người anh ký kết hợp đồng và đại diện chủ sở hữu đứng tên trong sổ đỏ thì giao dịch mua bán nhà ở giữa người anh của ông và cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Việc này không ảnh hưởng đến quyền sở hữu nhà ở của ông. Ngược lại, nếu ông và người anh không có thỏa thuận hợp pháp về việc để người anh đại diện bên mua nhà tham gia các giao dịch về mua bán nhà ở nói trên, thì việc ký hợp đồng và ghi tên chủ sở hữu nhà ở trong sổ đỏ như ông trình bày là chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Việc này có thể ảnh hưởng bất lợi đến quyền sở hữu nhà của ông.
Do vậy, nếu phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở mà ông và người anh không tự giải quyết được thì hai người có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết nội dung tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Trả lời
Theo quy định tại Điều 4, Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND ngày 29/3/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy trình bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang ở thuê theo Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ (Nghị định 61/CP), người được mua nhà theo Nghị định 61/CP là người đang hợp đồng thuê nhà ở (kể cả các trường hợp chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, cho, tặng hợp đồng thuê nhà, nhà các cơ quan tự quản chuyển giao hiện không có tranh chấp.Điều 93, Luật Nhà ở quy định trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở "các bên có thể trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thỏa thuận về mua bán, thuê, thuê mua, tặng, cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở".
Khoản 3, khoản 4, Điều 12 Luật Nhà ở quy định: "Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ sở hữu thỏa thuận cho đứng tên trong giấy chứng nhận, nếu không có thỏa thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó. Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì ghi tên từng chủ sở hữu đối với phần sở hữu riêng và giấy chứng nhận đối với nhà ở đó được cấp cho từng chủ sở hữu".
Căn cứ các quy định trên và theo thông tin ông Hoàng Văn Tuấn cung cấp (ông và người anh đều thuộc diện được mua nhà theo Nghị định 61/CP, hai anh em ông cùng đề nghị cơ quan có thẩm quyền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP) thì về nguyên tắc, cơ quan có thẩm quyền phải ký hợp đồng mua bán nhà ở với hai anh em ông.
Trường hợp giữa ông và người anh có thỏa thuận hợp pháp về việc để người anh ký kết hợp đồng và đại diện chủ sở hữu đứng tên trong sổ đỏ thì giao dịch mua bán nhà ở giữa người anh của ông và cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Việc này không ảnh hưởng đến quyền sở hữu nhà ở của ông. Ngược lại, nếu ông và người anh không có thỏa thuận hợp pháp về việc để người anh đại diện bên mua nhà tham gia các giao dịch về mua bán nhà ở nói trên, thì việc ký hợp đồng và ghi tên chủ sở hữu nhà ở trong sổ đỏ như ông trình bày là chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Việc này có thể ảnh hưởng bất lợi đến quyền sở hữu nhà của ông.
Do vậy, nếu phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở mà ông và người anh không tự giải quyết được thì hai người có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết nội dung tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Luật sư Đào Duy Hoằng
(Theo HNM)
Các tin tức khác trong mục Chuyển quyền sở hữu
-
Có phải hỏi chồng cũ khi bán căn nhà từng ở chung?
-
Vợ có được một mình đứng tên mua nhà làm tài sản riêng không?
-
Nhà đang thuê bị thế chấp ngân hàng phải làm sao?
- Sau khi nhận nhà, bao lâu được cấp giấy chứng nhận? (29/12)
- Đất không có sổ đỏ có được bồi thường khi bị thu hồi? (27/09)
- Điều kiện công trình trên đất thuê được chuyển nhượng (13/07)
- Chuyển nhượng công trình trên đất thuê cần những điều kiện gì (13/07)
- Làm sao để giữ lại căn nhà thừa kế? (12/07)
- Có được bán nhà thuộc sở hữu riêng? (28/06)
- Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện ra sao? (11/04)
- Cho chồng đứng tên chung sổ đỏ nhưng không có quyền sở hữu (29/02)
Cafe luật