Thứ Hai, 16/01/2012, 10:01
Chuyện lạ ở Nam Định: Hô biến ruộng lúa thành đất kinh doanh
Biến 5ha đất ruộng màu mỡ của 54 hộ nông dân thị trấn Yên Định (huyện Hải Hậu) thành nhà xưởng, cây xăng... và bỏ hoang.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành QĐ yêu cầu “hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp” (QĐ số 391/QĐ-TTg ngày 18.4.2008. Thế nhưng, cuối năm 2008, 3 DN nhỏ của tỉnh Nam Định đã dùng “chiêu lạ” để được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
PV đã có buổi làm việc với ông Phạm Ngọc Diệp - Chủ tịch UBND thị trấn Yên Định. Ông Diệp cho biết: “Các DN trình dự án với các cấp có thẩm quyền. Sau đó các DN đã về thỏa thuận mua đất của dân, rồi là Sở TNMT, UBND tỉnh cho DN thuê đất”.
Về câu hỏi chính quyền thị trấn đứng ra giúp DN mua đất ruộng của dân có khách quan hay không khi dư luận phản ánh chủ DN Mạnh Tân là em vợ của ông Diệp? Ông Diệp khẳng định: “3 DN đó của nhà tôi là không có. Cty Mạnh Tân đó là Cty của cậu em vợ. Việc dân bán đất cho DN đấy là tự nguyện của dân, chúng tôi không ép. Trong các hợp đồng (chuyển quyền sử dụng đất) cũng thể hiện sự tự nguyện của dân. Chúng tôi mời các DN về đây bàn với dân, chúng tôi chỉ là người trọng tài thôi” (?!).
Tuy nhiên, người dân ở đây lại kể vanh vách tên cán bộ dưới quyền của ông Diệp đi ép dân cầm tiền bán đất, ký giấy tờ. Đặc biệt, quá trình chuyển QSD đất “tự nguyện” này lại được lên “danh sách thu hồi đất canh tác hộ gia đình phục vụ GPMB xây dựng xưởng sản xuất...”, “Tổng hợp diện tích thu hồi đất phục vụ GPMB xây dựng xưởng sản xuất...” của 3 Cty trên với đầy đủ chữ ký, con dấu của Văn phòng ĐKQSD đất (thuộc Sở TNMT tỉnh Nam Định), UBND thị trấn Yên Định... Chính những yếu tố này mà người dân khẳng định họ đã bị lừa.
Thông báo của huyện như vậy, nhưng ngay tại trụ sở UBND thị trấn Yên Định lại treo công khai tấm “bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 thị trấn Yên Định”, theo đó 5ha đất ruộng được quy hoạch thành đất SXKD phi nông nghiệp và được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt vào đầu năm 2009.
Trước câu hỏi của PV: “Khi chưa có QĐ của UBND tỉnh về chuyển đổi mục đích sử dụng đất - cho các Cty, Văn phòng ĐKQSD đất tham gia đo đạc, thu hồi ruộng canh tác của người dân thị trấn Yên Định với tư cách gì?”.
Ông Đoàn Thanh Sơn – Giám đốc Văn phòng ĐKQSD đất - cho biết: “Bọn tôi đi làm thuê, hiện trạng thế nào, của ai thì tôi ký vậy. Văn phòng đi đo đạc theo hợp đồng với các Cty, làm thuê, không có chức năng gì cả”.
Về trách nhiệm của UBND thị trấn trong việc để DN mua ruộng của dân trong khi chưa có quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ông Diệp cho biết: “Cái đấy các anh phải nắm thêm ý kiến ở tỉnh, ở huyện. Về thẩm quyền địa phương thì chúng tôi chỉ triển khai thông báo cho các DN gặp dân để người ta tự thỏa thuận”.
PV đã đề nghị GĐ Sở TNMT tỉnh Nam Định cho biết quan điểm về vụ việc, tuy nhiên ông Đặng Văn Tác – GĐ sở - cho biết: “Tôi mới nhận công tác từ năm 2010, tôi sẽ hỏi lại anh em và thông tin đến báo. Về nguyên tắc, để thu hồi đất của dân thì phải có quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê chuẩn chứ. Làm sao tự ý được!”.
Ngay khi có thông tin từ cơ quản quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Nam Định, Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Chính quyền địa phương làm... “trọng tài”
Theo người dân khu 3 thị trấn Yên Định, cuối tháng 3.2008 họ được UBND thị trấn mời đến trụ sở họp. Tại buổi họp này, ông Phạm Ngọc Diệp – Chủ tịch UBND thị trấn - thông báo với dân rằng ruộng được lấy làm KCN cấp cho 3 DN (Cty TNHH thương mại Mạnh Tân, Cty CP thương mại Hồng Quảng, chi nhánh Cty TNHH Đại Thanh) với giá 35.000đ/m2.PV đã có buổi làm việc với ông Phạm Ngọc Diệp - Chủ tịch UBND thị trấn Yên Định. Ông Diệp cho biết: “Các DN trình dự án với các cấp có thẩm quyền. Sau đó các DN đã về thỏa thuận mua đất của dân, rồi là Sở TNMT, UBND tỉnh cho DN thuê đất”.
Về câu hỏi chính quyền thị trấn đứng ra giúp DN mua đất ruộng của dân có khách quan hay không khi dư luận phản ánh chủ DN Mạnh Tân là em vợ của ông Diệp? Ông Diệp khẳng định: “3 DN đó của nhà tôi là không có. Cty Mạnh Tân đó là Cty của cậu em vợ. Việc dân bán đất cho DN đấy là tự nguyện của dân, chúng tôi không ép. Trong các hợp đồng (chuyển quyền sử dụng đất) cũng thể hiện sự tự nguyện của dân. Chúng tôi mời các DN về đây bàn với dân, chúng tôi chỉ là người trọng tài thôi” (?!).
Tuy nhiên, người dân ở đây lại kể vanh vách tên cán bộ dưới quyền của ông Diệp đi ép dân cầm tiền bán đất, ký giấy tờ. Đặc biệt, quá trình chuyển QSD đất “tự nguyện” này lại được lên “danh sách thu hồi đất canh tác hộ gia đình phục vụ GPMB xây dựng xưởng sản xuất...”, “Tổng hợp diện tích thu hồi đất phục vụ GPMB xây dựng xưởng sản xuất...” của 3 Cty trên với đầy đủ chữ ký, con dấu của Văn phòng ĐKQSD đất (thuộc Sở TNMT tỉnh Nam Định), UBND thị trấn Yên Định... Chính những yếu tố này mà người dân khẳng định họ đã bị lừa.
“Chiêu lạ”
Để thấy được đường đi biến hóa ruộng hai vụ lúa thành đất SXKD của các DN trên, chúng tôi xin trích ra đây CV số 40/TB-UB ngày 27.4.2010 của UBND huyện Hải Hậu thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo của công dân: “Cty TNHH thương mại Mạnh Tân đã xây dựng dự án đầu tư xưởng nấu, cán thép với tổng kinh phí dự án 22,2 tỉ đồng và được các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt: Phòng ĐKKD, Sở KHĐT tỉnh Nam Định đã cấp giấy phép, UBND tỉnh Nam Định có QĐ số 3017/QĐUBND ngày 31.12.2008 về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cho Cty Mạnh Tân thuê đất...Ngày 13.1.2009, Sở TNMT tỉnh Nam Định ký hợp đồng cho thuê đất; ngày 19.1.2009 UBND tỉnh cấp giấy CNQSD đất số AK 920747 cho Cty TNHH thương mại Mạnh Tân”.Thông báo của huyện như vậy, nhưng ngay tại trụ sở UBND thị trấn Yên Định lại treo công khai tấm “bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 thị trấn Yên Định”, theo đó 5ha đất ruộng được quy hoạch thành đất SXKD phi nông nghiệp và được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt vào đầu năm 2009.
Trước câu hỏi của PV: “Khi chưa có QĐ của UBND tỉnh về chuyển đổi mục đích sử dụng đất - cho các Cty, Văn phòng ĐKQSD đất tham gia đo đạc, thu hồi ruộng canh tác của người dân thị trấn Yên Định với tư cách gì?”.
Ông Đoàn Thanh Sơn – Giám đốc Văn phòng ĐKQSD đất - cho biết: “Bọn tôi đi làm thuê, hiện trạng thế nào, của ai thì tôi ký vậy. Văn phòng đi đo đạc theo hợp đồng với các Cty, làm thuê, không có chức năng gì cả”.
Về trách nhiệm của UBND thị trấn trong việc để DN mua ruộng của dân trong khi chưa có quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ông Diệp cho biết: “Cái đấy các anh phải nắm thêm ý kiến ở tỉnh, ở huyện. Về thẩm quyền địa phương thì chúng tôi chỉ triển khai thông báo cho các DN gặp dân để người ta tự thỏa thuận”.
PV đã đề nghị GĐ Sở TNMT tỉnh Nam Định cho biết quan điểm về vụ việc, tuy nhiên ông Đặng Văn Tác – GĐ sở - cho biết: “Tôi mới nhận công tác từ năm 2010, tôi sẽ hỏi lại anh em và thông tin đến báo. Về nguyên tắc, để thu hồi đất của dân thì phải có quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê chuẩn chứ. Làm sao tự ý được!”.
Ngay khi có thông tin từ cơ quản quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Nam Định, Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
(Theo LĐO)
Các tin tức khác trong mục Thị trường trong nước
-
Đồng Nai vẫn tấp nập phân lô bán nền, giá đất chỉ tăng không giảm
-
Thi công dự án chung cư khiến hàng loạt nhà dân bị lún, nứt
-
Dragon Fairy - Căn hộ Hometel được cấp sổ đỏ vĩnh viễn tại Nha Trang
- Hấp lực mạnh của bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc (23/04)
- Hà Nội khởi công đường Vành đai 2 trên cao trị giá 9.400 tỷ đồng (23/04)
- Tp.HCM: Nhà siêu nhỏ được hét giá "trên trời" (23/04)
- Tp.HCM: "Cò" đất mạo danh chủ đầu tư thu tiền người mua nhà (23/04)
- Intracom Riverside – "Hòa mình cùng thiên nhiên, bình yên bên tổ ấm" (23/04)
- Nam Long và 2 nhà đầu tư Nhật ký kết hợp tác phát triển dự án Akari City (23/04)
- Cận cảnh khu đất 'giá bèo' ở Phước Kiển của Quốc Cường Gia Lai (23/04)
- Hơn 100 tỷ đồng xây dựng khu dân cư tại Hải Dương (21/04)
Thị Trường
Ngay từ đầu năm nay, các tổ chức tín dụng đã nhận chỉ đạo từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu phải tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh; hạn chế tập trung tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng… Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng phải giảm về mức 45% bắt đầu từ ngày 1/1/2018.
Đọc nhiều nhât
Vẫn dài cổ ngóng vốn vay nhà ở xã hội
Bất động sản tiếp tục có dòng chảy thanh khoản ấn tượng
Giá đất Cần Giờ tăng mạnh nhất Sài Gòn
Rao bán cắt lỗ căn hộ dịp Tết, giảm giá cả trăm triệu đồng
3 "chìa khóa" tạo sự phát triển mới cho thị trường địa ốc Tp.HCM
Khu Tây Sài Gòn: Nhà đầu tư “đón sóng” đất nền phân lô dịp giáp Tết