Thứ Tư, 22/02/2012, 09:01
Năm 2011, nhà nước thu gần 25.000 tỷ tiền bán nhà, đất
Trong năm 2011, theo thống kê của Cục quản lý công sản nhà nước đã thu 24.813 tỷ đồng do bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng mục đích sử dụng đất.
Cụ thể, tính tháng 11/2011 Bộ tài chính và UBND các tỉnh, thành phố đã phê duyệt 78.828 cơ sở nhà đất với tổng diện tích đất 2.140 triệu m2 và 71.473 m2 nhà bao gồm chuyển giao nhà ở, đất ở 3,8 triệu m2 đất. Bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất 4,2 triệu m2. Chuyển mục đích sử dụng 2,3 triệu m2 đất, thu hồi 3,3 triệu m2 đất. Tổng số tiền thu được do bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất 24,8 ngàn tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Hữu Chí – Thứ trưởng Bộ Tài chính, việc sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty nhà nước đã góp phần huy động nguồn lực to lớn từ nhà đất để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển. Việc thực hiện chính sách này đã huy động được nguồn vốn lớn từ nhà đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch của địa phương với nhiều dự án chung cư, văn phòng, khách sạn,…góp phần chỉnh trang đô thị, tạo nguồn thu cho ngân sách.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số tồn tại cần xử lý như việc sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước không đúng mục đích được giao. Việc xác định giá đất theo thị trường rất khó khăn, chính sách thay đổi nhiều qua từng giai đoạn nên việc xác định giá khởi điểm để bán rất chậm và thiếu cơ sở vững chắc. Ngoài ra, việc chuyển nhượng mục đích sử dụng đất phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính tại địa phương nên quá trình thực hiện còn chậm, nhiều cơ sở nhà đất của các Tổng công ty đã được phê duyệt phương án chuyển mục đích 2-3 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa xong. Trong quá trình, sắp xếp nhiều đơn vị chưa đưa ra phương án hiệu quả, nhiều cơ sở diện tích nhỏ hẹp nhưng ở vị trí có giá trị thương mại cao thì các Bộ, ngành vẫn đưa ra phương án giữ lại như cũ, chưa mạnh dạn đề xuất.
Theo ông Nguyễn Hữu Chí – Thứ trưởng Bộ Tài chính, việc sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty nhà nước đã góp phần huy động nguồn lực to lớn từ nhà đất để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển. Việc thực hiện chính sách này đã huy động được nguồn vốn lớn từ nhà đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch của địa phương với nhiều dự án chung cư, văn phòng, khách sạn,…góp phần chỉnh trang đô thị, tạo nguồn thu cho ngân sách.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số tồn tại cần xử lý như việc sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước không đúng mục đích được giao. Việc xác định giá đất theo thị trường rất khó khăn, chính sách thay đổi nhiều qua từng giai đoạn nên việc xác định giá khởi điểm để bán rất chậm và thiếu cơ sở vững chắc. Ngoài ra, việc chuyển nhượng mục đích sử dụng đất phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính tại địa phương nên quá trình thực hiện còn chậm, nhiều cơ sở nhà đất của các Tổng công ty đã được phê duyệt phương án chuyển mục đích 2-3 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa xong. Trong quá trình, sắp xếp nhiều đơn vị chưa đưa ra phương án hiệu quả, nhiều cơ sở diện tích nhỏ hẹp nhưng ở vị trí có giá trị thương mại cao thì các Bộ, ngành vẫn đưa ra phương án giữ lại như cũ, chưa mạnh dạn đề xuất.
(Theo VnMedia )
Các tin tức khác trong mục Thị trường trong nước
-
Kiến nghị đầu tư cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa theo hình thức BOT
-
Bức tranh toàn cảnh "cơn sốt" đất nền quận 9, Tp.HCM
-
Khám phá tòa chung cư có hệ thống PCCC hiện đại bậc nhất Hà Đông
- Thâm nhập 'tâm bão' sốt đất Phú Quốc: 'Bom đất' có nổ? (24/04)
- Đồng Nai vẫn tấp nập phân lô bán nền, giá đất chỉ tăng không giảm (23/04)
- Thi công dự án chung cư khiến hàng loạt nhà dân bị lún, nứt (23/04)
- Dragon Fairy - Căn hộ Hometel được cấp sổ đỏ vĩnh viễn tại Nha Trang (23/04)
- Hấp lực mạnh của bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc (23/04)
- Hà Nội khởi công đường Vành đai 2 trên cao trị giá 9.400 tỷ đồng (23/04)
- Tp.HCM: Nhà siêu nhỏ được hét giá "trên trời" (23/04)
- Tp.HCM: "Cò" đất mạo danh chủ đầu tư thu tiền người mua nhà (23/04)
Thị Trường
Ngay từ đầu năm nay, các tổ chức tín dụng đã nhận chỉ đạo từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu phải tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh; hạn chế tập trung tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng… Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng phải giảm về mức 45% bắt đầu từ ngày 1/1/2018.
Đọc nhiều nhât
Vẫn dài cổ ngóng vốn vay nhà ở xã hội
Bất động sản tiếp tục có dòng chảy thanh khoản ấn tượng
Giá đất Cần Giờ tăng mạnh nhất Sài Gòn
Rao bán cắt lỗ căn hộ dịp Tết, giảm giá cả trăm triệu đồng
3 "chìa khóa" tạo sự phát triển mới cho thị trường địa ốc Tp.HCM
Khu Tây Sài Gòn: Nhà đầu tư “đón sóng” đất nền phân lô dịp giáp Tết